Giới thiệu Bộ môn Công nghiệp dược - Bào chế

Bộ môn Bào chế - Công nghiệp Dược với nhiệm vụ giảng dạy cho sinh viên dược bậc đại học các kiến thức từ căn bản đến chuyên sâu về: các dụng cụ, thiết bị căn bản trong phòng thí nghiệm, đặc điểm các tá dược, cách xây dựng công thức và quy trình bào chế các dạng bào chế hiện đại như: dung dịch, hỗn dịch, nhũ tương, thuốc viên, cốm, khí dung,…Các quy trình công nghệ trong sản xuất dược phẩm, đảm bảo chất lượng trong sản xuất dược phẩm.

Ngoài ra còn liên kết với các xí nghiệp dược để hướng dẫn sinh viên đi thực tế tại xí nghiệp sản xuất dược phẩm, nghiên cứu và hợp tác nghiên cứu các công trình liên quan đến bào chế từ hóa dược đến dược liệu.

CHỨC NĂNG

Cung cấp các kiến thức, kỹ năng thực hành cơ bản trong bào chế (gồm các thao tác, sử dụng một số dụng cụ trong lĩnh vực bào chế, các kỹ năng pha chế một số dạng bào chế đơn giản như dung dịch, hỗn dịch, nhũ tương, thuốc viên, cốm, khí dung,…) làm nền tảng giúp sinh viên ứng dụng tốt vào các môn nghiệp vụ liên quan.

Cung cấp các kiến thức, kỹ năng cho sinh viên về nghiệp vụ nghiên cứu phát triển và sản xuất thuốc, nghiệp vụ chăm sóc dược: Kỹ thuật pha chế, xây dựng công thức, phương pháp, qui trình bào chế các dạng thuốc và hệ phân phối thuốc; kỹ thuật chiết xuất dược liệu, phát triển các dạng bào chế hiện đại cho thuốc có nguồn gốc tự nhiên; sinh dược học và đánh giá tương đương sinh học; nghiên cứu độ ổn định thuốc.

NHIỆM VỤ

Bộ môn phụ trách giảng dạy các môn học:

Lý thuyết: Bào chế sinh dược học 1, Bào chế sinh dược học 2, Mỹ phẩm và thực phẩm chức năng, Các nguyên tắc thực hành tốt GPs

Thực hành: Thực hành dược khoa, Thực hành bào chế và sinh dược học 1, 2, Thực tập thực tế sản xuất thuốc tại Công ty sản xuất dược phẩm.

Đối tượng giảng dạy: Sinh viên hệ đại học chính quy.

Mục tiêu giảng dạy: Cung cấp cho học viên những kiến thức về các dạng bào chế và phương pháp bào chế; các quá trình công nghệ trong bào chế; các nguyên tắc đảm bảo chất lượng thuốc.

Học phần Bào chế sinh dược học 1 và 2 trang bị cho sinh viên các kiến thức về các dạng bào chế nói chung; về cách phân lọai các dạng bào chế theo đường sử dụng và theo cấu trúc của hệ phân tán; về định nghĩa, đặc điểm, thành phần của công thức, phương pháp bào chế và đánh giá chất lượng của các dạng bào chế thông dụng (theo Dược điển). Ngoài ra sinh viên còn được cung cấp các kiến thức cơ bản liên quan đến sinh khả dụng, tương đương sinh học và những yếu tố ảnh hưởng đến sinh khả dụng của các dạng bào chế nói trên.

Học phần Mỹ phẩm và Thực phẩm chức năng, Thuốc từ dược liệu cung cấp cho sinh viên các khái niệm và các đặc điểm chính, yêu cầu chất lượng liên quan đến dạng sản phẩm. Mô tả được các thành phần của công thức, các công đoạn bào chế, phương pháp bào chế và đánh giá chất lượng của các dạng sản phẩm thông dụng. Ngoài ra học phần còn cung cấp kiến thức cho sinh viên để phân tích được những yếu tố ảnh hưởng đến sinh khả dụng của các dạng sản phẩm. Quản lý chất lượng và chiến lược quốc gia phát triển mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thuốc dược liệu.

Học phần Các nguyên tắc thực hành tốt GPs (GMP, GSP, GACP) giúp sinh viên nhận thức đầy đủ về Thực hành tốt sản xuất thuốc, Thực hành tốt bảo quản thuốc, Thực hành tốt nuôi trồng và thu hái dược liệu. Ngoài ra, sinh viên còn vận dụng dược kiến thức bào chế, dược liệu trong thực hành sản xuất tốt các dạng thuốc bao gồm thuốc tân dươc, dược liệu, thực phẩm chức năng và mỹ phẩm.

Học phần Thực hành Dược khoa 1 hướng dẫn sinh viên nhận biết, phân loại và biết các sử dụng các dụng cụ, thiết bị căn bản trong phòng thí nghiệm, qua đó làm quen và thực hành một số dạng bào chế đơn giản.

Học phần Thực hành bào chế và sinh dược học hướng dẫn sinh viên về cách tính toán, thiết lập công thức và quy trình chi tiết để sinh viên thực hành bào chế ra được các dạng bào chế cơ bản là dung dịch, hỗn dịch, nhũ tương, viên nang, viên nén.

Hướng nghiên cứu:

Các nghiên cứu của Bộ môn hướng tới mục tiêu chính là nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn và hiệu quả trong một số dạng bào chế đi từ dược liệu và hoá dược. Từ mục tiêu này, trong những năm qua, các đề tài nghiên cứu của Bộ môn tập trung vào các hướng nghiên cứu chính là:

  1. Nghiên cứu và chuyển giao thuốc xịt mũi “Xoangspray”
  2. Sản xuất cốm nghệ từ phòng thí nghiệm đến người tiêu dùng tại Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương

Xem thêm
Xem tất cả Bộ môn Công nghiệp dược - Bào chế