Tình hình cúm tại Việt Nam vào cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán 2025 có ghi nhận sự gia tăng cục bộ, nhưng không đột biến so với các năm trước. Các chủng cúm phổ biến hiện nay là A/H3N2, A/H1N1 và cúm B. Bệnh sởi có dấu hiệu giảm nhẹ so với tháng 12/2024, tuy nhiên vẫn còn xuất hiện rải rác ở một số địa phương.
Thời tiết mùa xuân năm nay có phần se lạnh hơn mọi năm, tạo điều kiện lý tưởng cho các loại virus gây bệnh đường hô hấp phát triển mạnh mẽ. Điều này dẫn đến nguy cơ gia tăng các bệnh như cúm mùa, sởi... Đặc biệt, mùa lễ hội đầu năm với các hoạt động tập trung đông người cũng là một yếu tố làm tăng khả năng lây nhiễm.
Để chủ động phòng chống dịch bệnh, hạn chế tối đa nguy cơ bùng phát, ngành y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện nghiêm túc các biện pháp sau:
1. Giữ vệ sinh cá nhân: Thường xuyên rửa tay sạch bằng xà phòng diệt khuẩn hoặc dung dịch sát khuẩn, đặc biệt sau khi tiếp xúc với bề mặt công cộng, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
2. Giữ vệ sinh chung: Đeo khẩu trang khi ra ngoài, nhất là ở những nơi đông người như giao thông công cộng, cửa hàng, bệnh viện... Che miệng và mũi bằng khuỷu tay hoặc giấy ăn khi hắt hơi để ngăn virus lây lan qua tiết dịch hô hấp. Thường xuyên lau chùi và vệ sinh bề mặt các đồ vật trong nhà, cơ quan, trường học...
3. Chủ động tiêm phòng vắc xin các bệnh lây truyền qua đường hô hấp như bệnh cúm, sởi – rubella, phế cầu…
4. Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân mắc bệnh sởi, bệnh cúm, bệnh viêm hô hấp hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh; Sử dụng khẩu trang y tế khi cần thiết.
5. Người dân không tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc kháng vi rút (như thuốc Tamiflu) mà cần phải theo hướng dẫn và có chỉ định của thầy thuốc.
6. Khi có triệu chứng nghi ngờ cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.


Lưu 
- Nguồn: Trung tâm kiểm soát bệnh tật Bình Dương -